|
|
|
|
|
Cá Phèn Râu
- Mô tả: Là cá nước lợ. Thân hình suôn, dài, đầu tròn, hai vây mang phát triển kéo dài như hai sợi râu. Nửa thân lưng trên màu xanh xám, nửa thân dưới màu vàng tươi óng ánh.
- Phân bổ: phân bổ nhiều ở các vùng cửa sông Miền Tây Nam Bộ. Cá trưởng thành đạt trọng lượng từ 200g đến 500g
- Chế Biến: Thịt Trắng, mềm rất béo. Có thể chiên hay kho lạt ăn kèm rau sống.
Bài viết được thực hiện bỡi Tuấn Nguyễn
|
|
|
|
|
|
Cá cơm than (tên khoa học là Stolephorus tri, có màu tím hồng, con bố mẹ to bằng ngón tay út người lớn, ngư dân vùng biển từ Đà Nẵng trở vào hết Nam Trung bộ quen gọi cá này là cá cơm than để phân biệt với các loại cá cơm có màu sáng trắng.
|
|
|
Cá đỏ củ sống chủ yếu ở vùng biển Viện Nam, cá đỏ củ nhiều nạc thịt ngọt đậm. Cá đỏ dùng làm chả, khi được quết kỉ miếng chả ăn ngọt và dai rất ngon, phù hợp cho các đám, tiệc và trong bữa ăn gia đình.
|
|
|
Cá ngát thuộc bộ cá da trơn có hình thù hơi giống con cá trê nhưng cá ngát lại có 3 ngạnh (thêm 1 ngạnh trên lưng). Cá ngát không có vảy, da trơn láng, đuôi dẹp, da trên lưng có màu nâu đậm, da dưới bụng có màu trắng. Cá có quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Cá ngát rất ngon, bởi ít xương mà xương lại mềm, thịt thơm và béo, nên được nhiều người chế biến thành các món ăn thơm ngon, hấp dẫn như hấp, nướng, làm chả, kho tiêu, om chuối, nấu cháo...
|
|
|
Cá trích là loại cá giống như cá mai nhưng to hơn, da có màu hơi xanh, xương nhỏ, thân dài, mỏng, hai hàm bằng nhau. Cá córăng nhỏ hoặc thiếu, vẩy tròn mỏng, dễ rụng, có loài có vẩy lược, ở sống bụng của cá có răng cưa. Cá trích có tập tính di cư thành đàn lớn. Cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu, có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh.
Trong tự nhiên, cá trích là cá mồi của các động vật săn mồi như: chim biển, cá heo, sư tử biển, cá voi, cá mập, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, và các loài cá lớn khác. Đặc biệt Cá trích là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho đại bàng đầu trắng. Cá trích là một trong những nhóm cá xương có mình nhỏ tồn tại được sau thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng, chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở các môi trường biển. Cá trích hóa thạch tại miền tây Hoa Kỳ nơi 3 bang Colorado, Utah, và Nevadagặp nhau.
Tụ tập thành đàn là đặc điểm chung của các loài cá. Tuy nhiên, cá trích là loài có số lượng con tập trung thành đàn lớn nhất trong số các loài cá. Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, số lượng con trong đàn cá trích có thể lên đến hàng chục triệu con, bao phủ hàng chục km2. Cá sống thành từng đàn lớn để hạn chế nguy cơ bị ăn thịt hoặc tập trung vào thời gian sinh sản
Ở Việt Nam, ngư dân thường gọi các loài cá trích mà họ đánh bắt được theo những cái tên rất riêng. Theo đó có hai loại cá trích là cá trích ve và cá trích lầm. Cá trích ve lép mình, nhiều vảy trắng xanh, thịt trắng, thơm, béo nhưng nhiều xương. Cá trích lầm mình tròn, ít vảy, nhiều thịt hơn nhưng thịt cá đỏ và không thơm ngon như trích ve. Ngư dân ở vùng biển miền Trung Việt nam từ Quảng Nam trở vào Lagi (Hàm Tân – Bình Thuận) và Long Hải, Phước Hải của Bà Rịa Vũng Tàu thường gọi tên dân gian cá trích cỡ nhỏ (baby herring) là cá de, khi nó lớn lên thì gọi là cá trích, nó còn được gọi là cá Mắt Tráo.
Cá trích là loại cá ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ ăn rất béo và là một trong các loại cá dễ đánh bắt nhất. Cá trích là cá nhiều dầu và trong dầu cá có chứa rất nhiều Omega-3 thường được biết tới là dạng axit béo sản xuất ra DHA, một chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, tăng cường sức khỏe não bộ. Omega-3 giúp điều chỉnh huyết áp. Omega-3 đem lại những bảo vệ tích cực đối với các bệnh nhân tim mạch. Cá trích là nguồn cung cấp dầu cá dồi dào, đặc biệt là giàu lượng axit béo Omega-3. Ngoài ra cá trích còn cung cấp vitamin D rất tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, cá trích là một trong các loại cá mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên dùng.
Cá trích từ biển Quảng Nam ra tới Nghệ An chủ yếu được dùng làm cá sống vì hầu hết ngư dân ở đây (trước năm 2007) đều không ướp đá sau khi đánh bắt (cách bảo quản này không đúng nên cá trích này thường bị tróc da và có màu vàng) làm ra thành phẩm nhìn không đẹp và cá trích là những loại cá thích hợp để chế biến xuất khẩu và làm nước mắm.
|
|
|
Cá bạc má có thân hình thuôn dài, hơi dẹt bên. Ở Việt Nam, cá bạc má đánh bắt được có chiều dài dao động từ 72 đến 280 mm, trung bình 209 mm. Chiều dài đánh bắt ở các vùng biển khác nhau cũng khác nhau, ở vùng biển Vũng Tàu là 72 đến 295 mm, ởCôn Đảo là từ 62 đến 260 mm. Còn ở vùng biển Phan Thiết từ 135 đến 295 mm. Phương trình tương quan chiều dài - khối lượng cá bạc má có dạng: W=0,084.L2,23. Cá bạc má có vây đuôi mảnh, có 2 đến 3 gờ da nổi mỗi bên. Hai vây lưng rời nhau. Sau vây lưng thứ hai và vây hậu môn có các vây phụ. Vây ngực chúng nằm cao, cá bơi nhanh và khoẻ, thích hợp với lối sống di cư xa.
Các bạc má sống từng đàn rất đông vì chủng loại này đi từng bầy không rải rác như các loại cá biển khác. Ban đêm chúng di chuyển trông như một vầng kim quang dưới biển (ngời cá). Cá bạc má có hiện tượng di cư thảng đứng ngày đêm thể hiện khá rõ. Sản lượng cá đánh được bằng lưới kéo đáy cao nhất là vào lúc bình minh và giữa trưa, còn lưới kéo tầng cao nhất là từ 20 đến 24 giờ đêm.
Bạc má là loại cá ăn bọt nước hoặc sứa biển, chúng ăn động vật nổi (giáp xác, cá con). Cá bạc má chủ yếu ăn động vật phù du và một thực vật phù du. Trong số động vật phù du, Oncaea chiếm 39,8%, Copepoda 11,4%, Megalopa larva 9,4% vv… Trong thực vật phù du thì tảo khuê gồm 21 giống chiếm tới 89,7%, Coscinodiscus 22,9%, Nitzschia 11,2% vv… Cường độ bắt mồi của cá cái cao hơn cá đực, cá chưa chín muồi sinh dục cao hơn cá trưởng thành.
Nhìn chung, thức ăn của cá bạc má chủ yếu là phiêu sinh vật, ấu trùng hay những loài tôm cá nhỏ, cho nên khi kiếm ăn chúng bơi theo đàn và há miếng to hết cở để lọc nước qua mang lấy thức ăn. Khi cá bạc má há miệng kiếm mồi trong làn nước bạc nhìn khá giống loài cá ăn thịt ''piranha'' ở Nam Mỹ, cộng thêm việc khi cá trưởng thành, chúng thường xuất hiện ở các vịnh gần bờ, hải cảng và các bãi biển đông người. Với các yếu tố này nên làm không ít du khách tắm biển phát hoản khi nhìn thấy chúng lước nhanh trong nước.
Cá bạc má sinh trưởng rất nhanh trong năm đầu và đạt trung bình 113 mm. Từ năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chậm dần. Mùa sinh sản của cá bạc mà kéo dài từ cuối mùa khô (tháng ba) cho đến cuối mùa mưa (tháng mười hai) với hai đỉnh đẻ rộ vào tháng 3 – 6 và tháng 9 – 10. Chiều dài khi cá đi đẻ lần đầu dao động từ 140 mm đến 200 mm. Nhiệt độ nước biển bề mặt thích hợp cho cá đi đẻ là 26 – 17,50C và độ mặn 30 – 34 0/00.
|
|
Cá chạch quế
- Tên gọi: Cá chạch quế
- Đặc điểm: Cá chạch quế thân tròn, dẹt bên, nhất là gần đuôi; khi trưởng thành dài khoảng 15cm. Đầu nhỏ, hơi nhọn, mắt nhỏ, miệng thấp có râu.
Da mỏng, dưới da có nhiều tuyến tiết chất nhờn nên rất trơn nhẵn. Vảy nhỏ, nằm sâu dưới da nên khó thấy, khiến nhiều người tưởng cá chạch là da trơn, không vảy. Vây lưng không có gai cứng; vây ngực và vây bụng ngắn; vây đuôi rộng.
Cá có màu vàng, nâu hoặc xám đen, màu lưng xẫm hơn bụng. Trên thân có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành.
- Phân bố: (chưa rõ)
- Chế biến: Cá chạch nói chung và chạch quế nói riêng chế biến được rất đa dạng. Có thể nướng hay kho lá nghệ, um hay thậm chí nấu cà ri đều tuyệt. Tuy nhiên, khác với Chạch lá tre hay Chạch lấu, Chạch quế có xương mềm như xương sụn.
(Theo Internet)
|
Cá Chim là loại thực phẩm ngon và nhiều chất dinh dưỡng, giàu omega - 3, nhiều protein có lợi cho sức khỏe.
|
|
|
CÁ MÓ
CÁ MÓ là một trong những loài cá biển tươi ngon. Cá mó có vị ngọt, béo, tính hiền, có thể phù hợp với mọi thể trạng của con người và khá đơn giản trong cách chế biến nhưng lại được nhiều người ưa chuộng như kho tiêu, kho nghệ tươi..., đặc biệt cá mó đem chiên giòn thì ngon hết sẩy. Phần ngon nhất của cá mó là đầu, khi ăn cho nhiều cảm giác béo như mỡ, giòn như sụn và dai như gân. Còn gì tuyệt hơn nữa khi được cùng người thân quây quần bên mâm cơm có dĩa cá mó chiên giòn cùng với rau mầm dầu giấm và chén nước mắm chua ngọt, vừa nói chuyện vừa xuýt xoa thưởng thức.
|
|
|
Cá bã trầu chế biến kiểu nào cũng tìm thấy vị ngon ngọt rất thanh.
Người miền Trung có nhiều món ngon đáng tự hào, đặc biệt là các loại hải sản. Trong đó, cá bã trầu thường được những bà nội trợ mua về nấu nồi canh chua giải nhiệt cho cả nhà hay nướng trên bếp than để đãi chồng lai rai.
Cà bã trầu thân thuộc với người dân nơi đây đến nỗi, có cả câu vè: “Chim chìa vôi bay ngang đám thuốc. Con cá bã trầu lội tuốt mương cau”. Và có hẳn mô tả nhận dạng của cá bã trầu: “Đỏ màu bó xác là cá bã trầu”…

Cá bã trầu nướng trên bếp than đỏ rực
Tuy dân dã và dễ dàng tìm thấy ở bất cứ ngôi chợ lớn nhỏ nào của miền Trung, nhưng cá bã trầu lại là món ăn ngon hiếm thấy trong ẩm thực của khu vực này.
Có nhiều cách ăn cá bã trầu, song chế biến kiểu nào cũng tìm thấy vị ngon ngọt rất thanh của loại cá này. Nhưng với các quý ông, cá bã trầu nướng vẫn là "khó cưỡng" nhất.

Thi thoảng, quết một chút dầu phụng lên thân cá trong khi nướng
Trời se sắt lạnh, quạt lò than chờ sẵn để nướng cá bã trầu thật không gì thú vị bằng. Cá bã trầu tươi dong, mua về chỉ cần lấy mang cá bỏ đi, rửa sạch, để ráo rồi xẻ dọc một bên men theo đường xương cá, xẻ sao cho phía bên kia vẫn liền để gia vị không bị chảy ra.
Sau đó là công đoạn tẩm ướp. Gia vị tẩm ướp là ớt xanh Đà Nẵng, giã với muối hột, bột ngọt, chút tiêu, sả, hành lá (bao gồm cả cọng trắng)… Giã cho đến khi tất cả quết nhuyễn với nhau thì nhét vào giữa bụng, nơi đã xẻ cá.

Cá vàng rực hai mặt là đã chín tới
Để khoảng 15 phút đến nửa tiếng cho cá ngấm gia vị nếu không phải vội vàng. Sau đó bắt đầu bỏ lên nướng trên bếp than đỏ rực. Trong khi nướng cá, quết lên da cá một ít dầu phụng cho da cá khi nướng bóng ngời và giữ không để cá mất nước.
Chờ cá vàng chín hai mặt, thơm nức mũi là đã chín tới, có thể bỏ ra đĩa và muốn ăn ngon nhất phải lập tức thưởng thức khi cá còn đang bốc khói nghi ngút.

2 món không thể thiếu khi ăn với cá bã trầu nướng- muối ớt xanh và cải xanh - Ảnh: Diệu Hiền
Dọn kèm là chén muối hột giã ớt xanh, vắt chút chanh. Lẩy lớp da sẽ lộ ra thịt cá trắng bong, mộng nước và thơm lựng. Nhón một miếng cá, gói trong chiếc lá cải xanh, chấm vào muối ớt rồi bỏ vào miệng thưởng thức… Sự hòa quyện của cá bã trầu nướng thơm lựng, với vị chua mặn cay của muối ớt, cái hăng hăng của cải xanh, thật khó diễn tả bằng lời…
Theo Diệu Hiền (ihay
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cá đối có thân tròn dài, dẹt. Vảy tròn, màu bạc. Người ta bắt cá đối bằng cách câu, thả lưới… Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo...
Cá đối kho thơm là một món ăn với cách làm khá đơn giản, có sự kết hợp giữa hương vị của cá và thơm, mang mùi vị hấp dẫn.....Hoặc là kho măng ăn cũng ngon lắm...Không biết tháng này cá đối béo không nhỉ? ^^
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2012/10/300419/
|
|
|
CÁ HỐ VÀ CÁC CÁCH CHẾ BIẾN:
Những con cá hố với lớp phấn ánh bạc sáng trưng, mới nhìn đã thích mắt. Cá hố sống sâu dưới biển, thịt bùi, xương nhiều nhưng “tập trung” không hề có xương dăm. Cá hố có giá trị dinh dưỡng cao.
Cá hố, tuy thân mỏng, it thịt nhưng khi tươi tương đối chắc, trở thành mềm hơn khi nâu chín, ít dầu, dễ lóc xương, cắt thành từng miếng cỡ 5 cm, có thể được dùng dưới các dạng ăn tươi, ướp lạnh và phơi khô. Thịt cá hố, tương đối rẻ, rất được ưa chuộng tại các quốc gia vùng Đông Nam Á, Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên
Cá hố chế biến được nhiều món ăn như kho, nấu canh ngót, thịt cá hố bùi bùi và ngọt.
Việt Nam có nhiều món ăn thông thường từ cá hố như kho tiêu, kho với nấm bào ngư, kho bổi hay sốt cà, nấu canh chua, cá hố nướng giấy bạc, cá hố chiên...
Món ăn dân gian miền Trung truyền thống là 'Cá hố muối sư'. Dân nhậu rất thich món 'Gỏi khô cá hố': Khô cá hố nướng hay chiên xé nhỏ trộn với dưa leo, rau sống.
|
|
|
CÁ KÌNH:
- Cá Kình hay còn gọi là cá Dìa chấm vàng (tên phổ thông), cá Giò. Cá Kình cùng giống với cá Dìa sọc, là loài có chất lượng thịt thơm ngon, kích thước nhỏ hơn cá Dìa sọc.
- Vị trí phân loại: Lớp: Osteichthyes; Bộ: Perciformes ; Họ: Siganidae ; Giống: Siganus ; Loài: Siganus canaliculatus
- Loài Kình Siganus canaloculatus (=S. oramin) là đối tượng đầy tiềm năng cho phát triển nuôi. Loài này chịu được sự dao động lớn về độ mặn, trong môi trường tự nhiên chúng có thể chịu được độ mặn 17-37 phần nghìn (%o), nếu được thuần hoá chúng có thể sống ở độ mặn 5 phần nghìn (%o), (Pillay, 1990).
Ảnh 1: Cá Kình (Siganus canaloculatu)
|
|
|
|
|
|
CÁ LƯỠI TRÂU (CÁ BƠN)
Cá LƯỠI TRÂU có thịt thơm, ngon, được chế biến thành nhiều món ăn. Có thể làm món ăn bổ dưỡng cho các bà mẹ mới sinh với món cá LƯỠI TRÂU kho tiêu, cá LƯỠI TRÂU chiên giòn ăn với nước mắm me, thêm chút xoài sống cũng là 1 món cực ngon.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cá Lưỡi Búa
- Tên gọi: Cá lưỡi búa còn gọi là Cá bánh lái (chắc có lẽ vừa giống lưỡi búa vừa giống cái bánh lái của tàu, thuyền đi biển!)
- Đặc điểm: Loài cá này có phần thân bị ép dẹp mạnh ở bên và rất sâu theo chiều thẳng đứng. Mặt cắt phần bụng rất sâu, với rìa bụng rất nhọn. Vây đuôi chẻ rất sâu. Miệng nhỏ có thể thò ra thụt vào. Phần thân có màu trắng bạc phía dưới và lam-lục phía lưng, với 3-4 hàng đốm màu xám sẫm ở trên và dưới đường bên. Hai tia vây đầu tiên của vây chậu dài, tạo thành một sợi trỏ ngược về phía sau khá rõ nét trên mặt bụng của cá. Cá lưỡi búa có thể dài tới 30 cm.
- Phân bố: Loài cá này không phổ biến, nhưng có phạm vi sinh sống rộng trong Ấn Độ Dương, từ vùng biển Đông Phi, Hồng Hải và vịnh Ba Tư tới miền tây Thái Bình Dương, từ Queensland ở đông bắc Australia tới Nhật Bản.
- Chế biến: Phổ biến nhất là nấu canh chua. Ngoài ra có thể kho hay chiên tùy thích.
.jpg)
(Theo Internet)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cá đuối
- Cá đuối có nhiều loại với nhiều tên gọi khác nhau, như Cá đuối dơi, Hắc cấy, Cá đuối mắt lồi...v.v. Hình ảnh mà các bạn thấy kèm theo gọi là Cá đuối Nghệ.
- Tên tiếng Anh: Stingray
- Mô tả: Có hình gần tròn, hơi dẹp về hướng đầu và đuôi, có lẽ hơi giống " đĩa bay ". Mắt trên lưng, miệng dưới bụng. Lưng màu vàng đến vàng sậm. Đối với loài khác có thể là màu đen hay có chấm trên lưng. Bụng màu trắng. Đuôi rất dài. Trọng lượng cá trưởng thành có thể đạt từ vài chục kg đến cả trăm kg.
- Phân bổ: phân bổ đều ở các vùng biển từ Miền Trng đến Phú Quốc
- Chế biến: Thịt trắng, xương sụn, rất ngọt. Thường nấu canh chua, xào dưa chua, Cà ri...v.v. Ở quê tôi, người ta hay xào với đọt nghệ non hoặc gói lá nghệ nướng, rất tuyệt với.
Bài viết được thực hiện bỡi Tuấn Nguyễn
|
|
|
|
|
|
|
| | |