Kể từ ngày 01/02/2015, nuôi tôm nước lợ (Tôm Sú và Tôm Thẻ chân trắng) phải đáp ứng các điều kiện theo QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT(11/08/2014)
Ngày 29/7/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản”, trong đó quy định về Cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Quy chuẩn được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm Sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798); nuôi thâm canh tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, Quy chuẩn QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT đã quy định những điều kiện về Địa điểm nuôi; Cơ sở hạ tầng (ao nuôi, ao chứa/lắng, ao xử lý nước thải, khu chứa nguyên vật liệu...); Hoạt động nuôi tôm Sú và tôm Chân trắng; Nước thải, chất thải; Lao động kỹ thuật của các cơ sở nuôi tôm Sú, tôm Chân trắng.
Quy chuẩn này sẽ là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Quy chuẩnQCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT cũng là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá và xác nhận cơ sở nuôi bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Về phía Cơ sở nuôi, phải ghi chép đầy đủ các thông tin quy định trong biểu mẫu tại Phụ lục 2. Lập hồ sơ quản lý (gồm: các biểu mẫu ghi chép; giấy tờ mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy tờ bán tôm thương phẩm) và lưu giữ hồ sơ tối thiểu 01 năm.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2015.
Chi tiết tham khảo tại: http://www.fistenet.gov.vn
Trên thế giới nghề nuôi cá biển đã được phát triển từ 30 năm nay và ngày càng trở thành một ngành sản xuất kinh doanh quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của nhiều quốc gia có biển.
Tùy theo tập tính sinh sống của các loài thủy sản ở các vùng nước khác nhau (vùng khơi, vùng lộng, tầng đáy, tầng mặt), người ta phải sử dụng nhiều loại tàu thuyền và ngư cụ khác nhau, được phân chia ra thành những nghề đánh bắt khác nhau.
Ngày 15/8/2014, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Từ đầu năm đến nay, do thời tiết diễn biến thuận lợi, việc khai thác thuỷ sản của bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh được phát huy hiệu quả.
Là loại cá được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, ngày nay các món ăn được chế biến từ cá basa phi lê ( Basa Fillet ) thường xuất hiện trong bữa cơm của các gia đình Việt.
Trước những nghi ngại của người tiêu dùng về một loại mực mới xuất hiện trên thị trường nhìn tươi ngon, khá bắt mắt nhưng lại được bán với giá “siêu rẻ”, lực lượng chức năng xác định, đây là loại mực được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan và Indonesia.
Quy định filet (fillet) cá tra đông lạnh không được phép quá 83% hàm lượng ẩm, và tỉ lệ mạ băng quá 10%, mặc dù đã được hoãn lại một năm vào phút 89, nhưng nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn còn lúng túng và căng thẳng. Bài viết dưới đây nhìn vấn đề dưới góc độ kỹ thuật và an toàn thực phẩm trong bối cảnh thương mại quốc tế.
Tuấn Nguyễn là một trong những công ty hàng đầu trong việc cung cấp những sản phẩm thủy sản chất lượng và đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm cho các hệ thống siêu thị trong nước.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là “vựa” cá ba sa. Đi bất cứ đâu cũng có thể thấy những bè, những hầm nuôi loại cá da trơn này. Với những cách chế biến độc đáo, bao tử cá ba sa đã trở thành những món ăn đặc trưng, thơm ngon của người dân Nam Bộ.
Đôi điều tản mạn, suy tư từ tác phẩm
“Ông già và biển cả của Hêminhuê
Cá nhụ ( Cá Chét ) không xa lạ gì với người miền Bắc bởi từ xa xưa nó đã được xếp vào nhóm cá biển đặc sản thuộc vào hàng tứ phẩm “chim, thu, nhụ, đé”.
Ngày 19/08/2014, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Công văn 3924/UBND-KTN tạm ngưng thả tôm biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ ngày 01/10/2014.
Cá bống là loại cá nhỏ, mình tròn, dài, thân nhớt và không có ngạnh.Có nhiều loại cá bống mà tên gọi quen thuộc đối với người miền Nam. Đó là cá bống mú, bống cát, bống dừa, bống sao, bống đá, bống thòi lòi…
Món mực rim là bí kíp để những bà mẹ thu phục những đứa con biếng ăn, bởi có đứa trẻ nào mà không mê tít vị dai dai, cay cay, thơm ngon của món mực rim.
Mưa đầu mùa dịu êm như những chiều u uẩn
Cá Mó Chấm là loài cá biển, thịt trắng rất ngọt. Muối hành tiêu chiên rất ngon
Thịt ốc hương thơm ngọt, dù là nướng, xào hay luộc.. đều khiến người ăn phải ngất ngây.
Hầm bảo quản bằng công nghệ cách nhiệt dưới dạng bọt xốp foam Polyurethane (PU), lót hầm bằng inox không làm trầy cá, độ lạnh tỏa đều, chất lượng cá đảm bảo. Công nghệ này đang được ứng dụng tại nhiều đội tàu khai thác xa bờ của ngư dân miền Nam.
Hiện nay, các thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam đang hi vọng rất lớn vào Nghị định 36 của Chính phủ về quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra, đặc biệt các quy định về ghi nhãn và tỷ lệ nước tối đa trong sản phẩm cá tra đang là mối qua tâm hàng đầu của các nhà nhập khẩu. Điều này giúp làm tăng tính minh bạch trong sản xuất cá tra Việt Nam.
Ẩm thực Gò Công nổi trội với những loại hải sản nước lợ thơm ngon, cách chế biến đặc trưng khó cưỡng.
Chất lượng các sản phẩm tôm không đơn giản chỉ dựa vào sự kiểm tra, xử phạt mà trước hết nó xuất phát từ ý thức trách nhiệm của người trong ngành tôm khi xuất đi những sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm.